NHỮNG “SÁT THỦ” LƠ LỬNG TRONG XE HƠI MÀ BẠN NÊN BIẾT
Khoang ôtô là vùng không gian nhỏ, do đó nếu không được xử lý không khí tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lá phổi của bạn. Bụi bẩn, mùi xăng xe, mồ hôi, thuốc lá… chính là những yếu tố dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khiến người ngồi trên xe dễ cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Stephen Holgate, chuyên gia về bệnh suyễn tại Đại học Southampton cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí trong ôtô có thể cao gấp 9 – 12 lần so với bên ngoài.
Một cuộc khảo sát cho thấy, 65% người lái xe hoặc di chuyển nhiều bằng ô tô gặp phải tình trạng mất sức, uể oải, khó chịu sau một thời gian lái hoặc ngồi xe lâu.
Nếu nhắc về ô mức độ nguy hiểm của môi trường bên ngoài, chúng ta đều có thể ý thức và liên tưởng đến khói bụi, khí thải… thế nhưng khi nói về những tác gây ô nhiễm không khí trong ô tô thì rất ít người chú ý tới.
– Hợp chất dễ bay hơi: Carbon dioxide (CO2), khí gas rò rỉ, VOCs, SO2, chất tẩy rửa nội thất, các vật liệu nhựa, da bị oxy hóa.
– Bụi bẩn: Bụi mịn PM10, bụi siêu mịn PM2.5, PM1.0. Chúng luôn lơ lửng trong không khí, có thể đi trực tiếp vào phổi và máu.
– Vi khuẩn, nấm mốc,…
– Mùi hôi: mùi thuốc lá, mùi da, mùi nhựa, mùi thức ăn, mùi nước hoa, mùi cơ thể… luôn là một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu khi lái xe.
Trên những dòng xe đời mới, hệ thống lọc gió chỉ có thể lọc được bụi bẩn kích thước lớn và nếu không được vệ sinh, thay thế kịp thời, đây thậm chí còn có thể là một “ổ” trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.